Đằng sau kỳ tích Châu Á: Singapore

Published
Singapore ngày nay
Singapore ngày nay

Lịch sử Singapore

Singapore là một quốc đảo ở Đông Nam Á, gần với Malaysia và Indonesia. Singapore trước đây là thuộc địa của đế quốc Anh từ 1819. Anh đặt ở đây căn cứ quân sự và hải cảng, gián tiếp tạo nên kinh tế Singapore tập trung vào thương mại trung chuyển: hàng hoá phương tây, nguyên liệu thô của Đông Nam Á, thuốc phiện. Khi Anh trao trả thuộc địa vào năm 1959 và rút quân đội về. Singapore đứng trước các thách thức: thất nghiệp, thiếu nhà ở và y tế, nghèo đói, giáo dục kém phát triển. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó Singapore đã vượt qua các thách thức và vươn lên trở thành quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu ở Châu Á. Tạo nên kỳ tích con hổ Châu Á Singapore. GDP bình quân đầu người vượt qua một số nước phương tây ở thời điểm năm 1994 như: Úc, Canada, Anh. Năm 2013, Singapore xếp thứ 9 trong chỉ số phát triển con người của UNDP (United Nations Development Programm). Thành tích này đến với Singapore trước mọi quốc gia Châu Á khác.

Đường phố và người dân Singapore hiện tại

Các khó khăn của Singapore

Diện tích nhỏ dẫn đến quy mô thị trường nội địa nhỏ, thiếu tài nguyên. Dân cư đa sắc tộc, chủ yếu là con cháu người nhập cư từ Trung Quốc 76,6%, Ấn Độ 6,4%, Malaysia 14,7%. Giữa họ đã có bạo loạn sắc tộc vào những năm 1950-1960. Không có vốn công nghiệp. Thiếu lực lượng quốc phòng khi đối mặt với nguy cơ bên ngoài.

Giải quyết khó khăn.

Singapore không dưạ vào tư bản địa phương như các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan mà dựa vào tư bản nhà nước và các tập đoàn xuyên quốc gia nước ngoài để phát triển kinh tế.

Chính phủ Singapore, mà nắm quyền là Đảng hành động nhân dân, thành lập các Hội Đồng Luật Định. Đây là các tổ chức bán chính phủ, tách biệt với bộ máy công vụ, nhưng vẫn nằm trong danh mục đầu tư của các bộ. Được quản lý bởi ban giám đốc gồm: đại diện chính phủ, lực lượng tư nhân, nhóm chuyên nghiệp và nhóm lợi ích. Các hội đồng luật định này được lập ra để quản lý các doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc sở hữu một phần bởi nhà nước. Tập trung vào tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, y tế, nhà ở, cơ sở hạ tầng, bưu chính-viễn thông, vận tải.

Cơ sở hạ tầng của Singapore ngày nay

Các doanh nghiệp nhà nước của Singapore có nhiều khác biệt với doanh nghiệp nhà nước của các quốc gia khác: Doanh nghiệp hoạt động có lãi (ngoại trừ lĩnh vực y tế, giáo dục và nhà ở công cho người thu nhập thấp). Khi thua lỗ, không được trợ cấp hay giải cứu bằng tiền thuế mà phải đóng cửa. Được quản lý bởi đội ngũ chuyên nghiệp trình độ cao và được trả lương cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Đáng kể nhất là vai trò của Ban phát triển thương mại- đóng vai trò thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp. Và Ban phát triển nhà ở-đóng vai trò giải quyết thiếu chỗ ở.

Trong giai đoạn đầu, Ban phát triển thương mại đã thành công trong việc thu hút đầu tư và liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các nhiệm vụ của ban: phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, quản lý việc cung cấp nguồn lao động chất lượng, góp vốn hoặc tài trợ các khoản vay. Từ đó Singapore liên tục tạo ra việc làm và học tập được kỹ thuật, dần dần tiến đến sở hữu tri thức và công nghệ.

Trong giai đoạn sau này, Ban phát triển thương mại đã thành công trong định hướng chuyển dịch từ công nghiệp thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức. (Đưa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các nước Malaysia và Indonesia). Thành công trong định hướng xuất khẩu và đưa vốn ra nước ngoài đầu tư. Trong những năm 1970, dịch vụ trở thành ngành trụ cột thứ hai của nền kinh tế bên cạnh sản xuất.

Ban phát triển nhà ở còn làm được một thành quả mà không ở đâu có. Trong 25 năm từ 1960 đến 1985, 84% dân số có nhà ở xã hội. Từ 1968, chính phủ ban hành luật về Quỹ tiết kiệm trung ương CPF. Doanh nghiệp và nhân viên phải trả một số tiền nhất định vào quỹ (một hình thức bảo hiểm bắt buôc). Nhưng công dân có quyền sử dụng quỹ này vào nhu cầu nhà ở, giáo dục và y tế. CPF được quản lý chặt chẽ bởi một Hội đồng luật định.

Một góc sân bay Chan-gi, Singapore

Tính dẻo của nền kinh tế Singapore

Trong giai đoạn trì trệ kinh tế thế giới những năm 1990.

Singapore đã nhạy bén khi chuyển đổi giữa toàn cầu hóa và khu vực hoá.

Bằng cách thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế Malaysia-Singapore-Indonesia năm 1989. Họ phân công lại lao động, tận dụng được lợi thế nguồn nhân công của hai nước còn lại, để Singapore tập trung phát triển kinh tế tri thức-công nghệ. Họ mở rộng kế hoạch khu vực hoá ra xung quanh qua các khu công nghiệp tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.

Trung Quốc: Khu công nghiệp Tô Châu Trung Quốc-Singapore, Khu công nghiệp Vô Tích-Singapore; Indonesia: Khu công nghiệp Batamindo, Khu công nghiệp Bintan; Ấn Độ: Ban galore IT Park, Thành phố Sentosa; Việt Nam: Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore v.v…

Năm 1987, chính phủ bắt đầu thoái vốn và bắt đầu tư nhân hoá, mở cửa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia một số ngành: viễn thông, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm. Động lực cho việc này là:

1.Chính phủ muốn tăng cường vai trò tư nhân trong phát triển kinh tế. Giảm sự cạnh tranh giữa chính phủ và tư nhân. Dẫn đến động lực số 2

2.Biến Singapore thành trung tâm tài chính quốc tế qua sự phát triển của thị trường chứng khoán.

3.Chính phủ sẽ giành vốn để đầu tư phát triển các ngành mới có tiềm năng mà khu vực tư nhân chưa thể tham gia.

Ví dụ: khoa học y sinh, phương tiện tương tác và kỹ thuật số, bảo vệ môi trường và công nghệ nước, v.v…

Khi khủng hoảng kinh tế châu á 1997 xảy ra, Singapore chuyển sang toàn cầu hoá. Chính phủ khuyến khích các công ty mở rộng sang các thị trường: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông.

Một số công ty nhà nước đã trở thành những tác nhân toàn cầu quan trọng trong các ngành khác nhau: Singtel (viễn thông), Keppel Corporation và Sembcorp Industries (vận tải biển), CapitaLand (phát triển bất động sản), DBS Group Holdings (tài chính), Singapore Airlines (vận tải hành khách hàng không), Neptun Orient Lines (vận chuyển), v.v…

Vai trò của Temasek Holding và GIC.

Ban đầu Temasek Holding có vai trò quản lý cổ phần của nhà nước trong các công ty. Giám sát và báo cáo tài chính của các công ty về cho chính phủ.

Sau này, vai trò của Temasek Holding đã chuyển sang thúc đẩy phát triển kinh tế Singapore, đạt lợi nhuận lâu dài ổn định để gia tăng tài sản quốc gia.

Temasek có danh mục đầu tư toàn cầu. Trong đó phân bổ cho chính Singapore tương đối thấp 28%. Còn lại tập trung vào Châu Á ngoài Singapore và Châu Âu, Bắc Mỹ. Đến năm 2015, Temasek đầu tư 70% vào Châu Á, 30% còn lại phân bố vào Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand, Trung Á.

Năm 2015, theo xếp hạng của Viện SWF, Temasek Holdings (với giá trị tài sản 1936 tỷ đô la Mỹ) là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất trên thế giới. Quỹ đầu tư quốc gia khác của Singapore: GIC, được xếp hạng thứ tám với giá trị tài sản là 344 tỷ đô la Mỹ.

GIC được chính phủ Singapore tạo ra với một phần dự trữ ngoại hối thặng dư và nó nhận được một khoản chuyển khoản hàng năm (tùy ý) từ chính phủ để giúp tăng vốn gốc. Mặt khác, Temasek đã hoàn toàn tự cấp vốn với năm nguồn vốn chính: cổ tức của công ty, tiền thu được từ việc thoái vốn, phân phối lợi nhuận đầu tư quỹ và phát hành nợ dài hạn và ngắn hạn.

Khác với Temasek, theo luật: GIC không được đầu tư vào Singapore. Danh mục đầu tư của GIC cũng không tập trung vào Châu Á như Temasek. Trong năm 2015, phân bổ địa lý danh mục đầu tư của GIC như sau: Châu Mỹ 43% (Hoa Kỳ 34%), Châu Âu 25%, Châu Á 30% và Châu Úc 2%. (Lấy từ http://www.gic.com.sg/images/pdf/GIC_Report_2015.pdf.)

Có thể thấy đây là chiến lược bảo hiểm cho chính nền kinh tế Singapore. Một mặt, nó giảm các rủi ro cho danh mục đầu tư đến từ Singapore. Mặt khác lấy nguồn vốn từ nước ngoài về để ổn định và phát triển kinh tế.

Hai quỹ đầu tư quốc gia có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sự ổn định tài chính lâu dài của nền kinh tế trong nước. Vai trò của GIC với tư cách là nhà đầu tư dự trữ ngoại hối, rất quan trọng để bảo vệ nền kinh tế Singapore khỏi các cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời, ngăn chặn sự can thiệp của chính phủ, thể chế đa phương trong nền kinh tế Singapore; giống như IMF đã làm ở các nước láng giềng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997–98, dẫn đến giảm chủ quyền quốc gia.

Kết luận:

Ở Singapore, nhà nước đóng vai trò là doanh nhân. Doanh nghiệp nhà nước được theo nguyên tắc thị trường và hiệu quả. Doanh nghiệp thua lỗ không được cứu mà phải đóng cửa. Kể từ khi được thành lập vào những năm 1960 và 1970, khu vực tư bản nhà nước Singapore đã liên tục thay đổi. Một mặt, nhà nước đã rút ra từ một số lĩnh vực kinh tế, mặt khác, nó đã mở rộng sang các lĩnh vực khác theo mục tiêu phát triển kinh tế của Singapore. Kết quả là khu vực tư bản nhà nước Singapore luôn tái cơ cấu. Chính phủ quyết định tư nhân hóa một phần hoặc toàn bộ các công ty không chỉ vì họ là những đơn vị làm ăn thua lỗ, mà còn vì sự tham gia của nhà nước không còn cần thiết trong một lĩnh vực cụ thể.

Kể từ những năm 1980, nhiều doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận, được quản lý chuyên nghiệp của Singapore hoạt động trong môi trường thị trường cạnh tranh đã bắt đầu mở rộng ra khu vực và toàn cầu vượt ra ngoài biên giới của thành phố-nhà nước, và trở thành những chủ thể quan trọng trong các lĩnh vực tương ứng của họ trong nền kinh tế toàn cầu.

Bài viết tham khảo từ:

Mô hình thành công của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Singapore

Tác giả: Katalin Völgyi

2019

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *